53 Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (18): Kháng chiến toàn diện, ‘thà là ngọc nát còn hơn ngói lành’ mới nhất

“Chúng ta phải dùng khoảng thời gian lâu dài để cố thủ một không gian rộng lớn, phải dùng một không gian rộng lớn để kéo dài thời gian kháng chiến, để tiêu hao sức mạnh của kẻ địch nhằm mục tiêu giành lấy thắng lợi cuối cùng” – Tưởng Giới Thạch.

  • Tiếp theo Kỳ 17

Lấy yếu thắng mạnh

Vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, Nhật Bản khơi mào phát động biến cố cầu Lư Câu, châm ngòi chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Quân đội Nhật Bản đã huy động mười vạn binh sĩ, máy bay, xe tăng tấn công vào Hoa Bắc trên quy mô lớn, với hy vọng thực hiện mục tiêu “Triệt phá chiếm lĩnh Trung Hoa trong tháng 3”. Bắc Bình, Thiên Tân không lâu sau đó cũng lần lượt thất thủ.

Nhật ký của Tưởng Giới Thạch. (Tào Cảnh Triết/ Epoch Times)

Ngày thứ hai sau khi biến cố nổ ra, Tưởng Giới Thạch trong nhật ký đã viết tóm lược những điểm mấu chốt sau:

“Chiến sự khởi phát, thì đất không phân biệt đông tây nam bắc, người không phân biệt nam nữ già trẻ, đoàn kết đồng lòng quyết tâm phấn đấu vì Tổ quốc, nêu cao tinh thần quyết tử kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nếu bất kỳ một cá nhân nào ‘giữa đường’ thỏa hiệp mà để mất một tấc đất, thì người đó chính là tội nhân trong lịch sử dân tộc Trung Hoa. Quân nhân bảo vệ Tổ quốc cần đề cao tinh thần trách nhiệm, dù phải chiến đấu đến khi chỉ còn một binh sĩ, một ngọn giáo, cũng nhất định phải kháng cự đến tận cùng hành trình tiêu diệt kẻ thù xâm lược.”

(“Nhật ký Tưởng Giới Thạch”, ngày 8 tháng 7 năm 1937)

Sự cuồng vọng, ngạo mạn của Nhật Bản không phải chỉ là phô trương thanh thế. Nhật Bản vào thời điểm đó là cường quốc kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới với sức mạnh hải quân đứng ở vị trí thứ 3. Sau thời kỳ Duy Tân Minh Trị, Nhật Bản đã vận dụng tinh thần võ sĩ đạo để tôi luyện ra những ‘cỗ máy chiến tranh’ phục vụ cho một thế hệ hung hãn và cường bạo, hô vương xưng bá trên các miền đất thuộc địa tại Châu Á và Thái Bình Dương. Cuộc chiến Nga – Nhật trong chiến tranh Giáp Ngọ (1894-1895) đã ghi nhận sự thất bại thảm hại của hai đất nước rộng lớn Trung Quốc và Nga, đưa Nhật Bản trở thành quốc gia mà không thế lực nào dám so bì.

Vào thời điểm đó, những cường quốc như Mỹ, Anh, Pháp đều không muốn đả kích Nhật Bản, Liên Xô cũng luôn e ngại sự uy hiếp của Nhật Bản đối với khu vực Xô viết ở Viễn Đông. Sau khi Nhật Bản phát động biến cố 918 đã chiếm được ba tỉnh phía Đông, đồng thời thành lập quốc gia bù nhìn Mãn Châu. Nhật Bản với sĩ khí vang dội, ngông cuồng tự mãn, trong khi đất nước Trung Quốc lại yếu nhược, nhân dân nghèo nàn, nội loạn triền miên, lòng người hoang mang, sợ hãi. Chỉ xét riêng về sức mạnh vật chất, Nhật Bản đã chiếm ưu thế áp đảo.

Chống chọi với abcxyz Nhật Bản hung hãn ‘lang hổ’, Trung Quốc gần như không có sức mạnh kháng cự. Các quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Xô đều giữ thái độ trung lập, chỉ quan sát thăm dò diễn biến. Trong bối cảnh đó, Tưởng Công vô cùng sáng suốt, luôn thôi thúc bản thân cần phải tìm ra một con đường ‘cứu sinh’, giải thoát dân tộc khỏi họa vong quốc.

Đầu năm 1934, trong bài diễn thuyết với đề mục “Bí quyết trọng yếu để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh vì dân tộc” tại trung đoàn huấn luyện sĩ quan Lư Sơn, Tưởng Giới Thạch đã bày tỏ rõ nhận định:

“Qua quan sát thấy rằng sự thắng bại trong các cuộc giao đấu trên chiến trường, mặc dù được định đoạt bởi sức chiến đấu của abcxyz, nhưng trên cả sức chiến đấu, còn có chiến thuật; phía trên chiến thuật, lại còn có chiến lược; trên chiến lược, vẫn còn có chính lược. Nếu trên phương diện chiến đấu không thể đánh bại kẻ địch, thì phải đánh bại kẻ địch trên phương diện chiến thuật; nếu về mặt chiến thuật không thể chiếm ưu thế, thì phải chiếm ưu thế về mặt chiến lược; nếu trên phương diện chiến lược cũng không thể giành thắng lợi, thì chúng ta nhất định phải giành thắng lợi trên phương diện chính lược.”

Ông đã vạch ra phương pháp bảo vệ Trung Quốc thông qua đường lối lấy yếu thắng mạnh.

Hành vi xâm lược của Nhật Bản là phi nghĩa, trong khi động thái tự vệ của Trung Quốc là chính nghĩa; một abcxyz bị áp bức mà vùng lên chiến đấu thì nhất định sẽ giành chiến thắng. Nhật Bản chủ trương đánh nhanh rút gọn, không lên kế hoạch tác chiến trường kỳ; Trung Quốc lại mong muốn kéo dài trận đánh, Tưởng Công kể từ biến cố Tế Nam năm 1928 đã bắt đầu chuẩn bị binh lực ứng phó. Nhật Bản gây thù kết oán bốn phương; ngược lại Trung Quốc từ trước đến nay chỉ có một kẻ thù duy nhất. Nhật Bản thi hành “Chế độ thống soái và quốc vụ song song chấp chính”, về bản chất chính là phân tách biệt lập hai mảng quân sự và chính trị, abcxyz hiếu chiến áp đảo abcxyz, thậm chí nội bộ giữa lục quân và hải quân cũng không khoan nhượng lẫn nhau; trong khi đó Trung Quốc thành lập “Ủy ban quốc phòng tối cao”, ủy viên trưởng Tưởng Giới Thạch nắm giữ toàn bộ quyền quyết định sách lược chính trị – quân sự của đảng. Ngoại trừ abcxyz abcxyz Trung Quốc, các lớp thế hệ quân nhân xuất thân từ dân tộc đại nghĩa, đại đa số đều phụng lệnh vị thống soái tối cao – Ủy viên trưởng Tưởng. Quả thực Tưởng Giới Thạch luôn biết cách cần phải phát huy ưu thế về mặt “chính lược” như thế nào, trong khi các thủ lĩnh quân phiệt Nhật Bản chưa hẳn đã có tầm nhìn hay nắm được kiến thức cơ bản trên phương diện này.

Vào ngày 13 tháng 7, Tưởng Giới Thạch đã gửi điện báo bày tỏ quan điểm với Tống Triết Nguyên – Thủ trưởng hành chính Bắc Bình: “Trung ương đã quyết tâm huy động toàn bộ lực lượng cho cuộc kháng chiến, thà là ngọc nát còn hơn ngói lành, nỗ lực bảo vệ, gìn giữ nhân cách quốc gia của chúng ta.”

tuong gioi thach
Ngày 17 tháng 7, Tưởng Giới Thạch đã có một bài phát biểu nổi tiếng tại Lư Sơn. (Lĩnh vực công hữu)

Đến ngày 17 tháng 7, Tưởng Giới Thạch trong một bài phát biểu nổi tiếng tại Lư Sơn, đã tuyên bố với thế giới rằng: “Chúng tôi nắm rõ cục diện sau khi toàn quốc ứng chiến, xác định tinh thần chỉ có hy sinh đến cùng, quả thật không thể mong cầu một cơ may nào mà tránh được kết cục này. Một khi cuộc kháng chiến bùng nổ thì đất không phân biệt Nam Bắc, tuổi không phân biệt già trẻ, bất kể là ai cũng đều cần có trách nhiệm kháng chiến để bảo vệ lãnh thổ, đều cần ôm lòng quyết tâm hy sinh tất cả vì Tổ quốc.” (Bày tỏ quan điểm nghiêm túc chấn chỉnh đối với biến sự cầu Lư Câu, 1937)

Xoay chuyển “từ Bắc xuống Nam” thành “từ Đông sang Tây” 

“Phụ thân quả thật đã tiến hành phân tích chiến lược xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc đại lục một cách tỉ mỉ kỹ lưỡng, vì vậy mới đưa ra quyết sách, muốn chống lại cường địch Nhật Bản, thì trước tiên cần giúp Nhật Bản hình thành tư tưởng có thể chiến thắng Trung Quốc. Ông ấy phát hiện ra rằng nếu Nhật Bản muốn xâm lược Trung Quốc, thì cần đặt căn cứ tấn công ở phương Bắc, đi theo hướng tấn công từ Bắc xuống Nam, dồn ép Quốc quân đến vùng duyên hải phía Đông Nam, chỉ bằng cách này mới có thể thực hiện được ảo mộng “Triệt phá chiếm lĩnh Trung Hoa trong vòng 3 tháng”. Chiến lược đối phó của chúng ta chính là xoay chuyển hướng tấn công từ Bắc xuống Nam của abcxyz Nhật Bản thay đổi thành từ Đông sang Tây, chuyển căn cứ tấn công của mình đặt ở hậu phương lớn (Vân Quý Xuyên), chỉ cần có thể khai mở cửa sau của căn cứ, thì chắc chắn sẽ có cơ hội, vì vậy chúng ta cần đầu tư một khối lượng lớn vật tư công sức để mở rộng xa lộ Tây Nam, xa lộ Miến Điện và xa lộ LeDo (Ấn Độ). Nếu phụ thân không thuộc nằm lòng những trang chiến sử cổ của Trung Quốc thì e rằng không dễ dàng mà lĩnh hội và đưa ra được những nhận định sâu sắc về địa lý Trung Quốc đến vậy. “(“Tưởng Vĩ Quốc khẩu thuật tự truyện”)

“Sau khi chiến tranh bùng nổ, chỉ đạo kháng chiến của phụ thân chính là cần phải chặn đứng con đường tác chiến từ Bắc xuống Nam của abcxyz Nhật Bản, bằng cách làm dịu đi áp lực dồn ép lên tuyến Bắc – Nam ở trong nước, đồng thời đánh lạc đường lối tác chiến của Nhật Bản, định hướng chuyển đổi thành từ Đông sang Tây, chỉ có duy nhất theo cách này, chúng ta mới có thể tận dụng được lợi thế của khu vực Tây Nam (vốn là hậu phương lớn).” (“Tưởng Vĩ Quốc khẩu thuật tự truyện”)

ludwig von falkenhausen 18441936
Tướng quân Falkenhausen – Cố vấn quân sự đến từ Cộng hòa liên bang Đức (Thư viện lưu trữ Cộng hòa liên bang Đức)

Sau khi mời Tướng quân Falkenhausen – Cố vấn quân sự từ Cộng hòa Liên bang Đức đến khảo sát tình hình quốc phòng của Trung Quốc, vào năm 1935, một văn kiện bí mật mang tên “Đề xuất đối sách ứng phó với thời cuộc” đã nêu rõ như sau: “Một khi nảy sinh xung đột trên phương diện quân sự, Hoa Bắc sẽ ngay lập tức phải hứng chịu sự uy hiếp trực tiếp, nếu không vùng lên kháng cự mà từ bỏ Hà Bắc, thì đường biển tỉnh Cam Túc và các thành phố lớn nơi đây sẽ bị mắc kẹt trong chiến khu trọng điểm – nơi tuyến đầu giao tranh khốc liệt nhất.” Tướng quân Falkenhausen đưa ra đề xuất rằng Trung Quốc cần phải tăng cường binh lực ở một số khu vực như Từ Châu, Trịnh Châu, Vũ Hán và Nam Kinh.

Tưởng Giới Thạch nhấn mạnh rằng: “Quốc quân không nên tìm kiếm cơ hội quyết chiến tại vùng đồng bằng phía nam Bình Tân. Bởi vì trên loại địa hình này, người Nhật Bản rất dễ dàng tiếp viện binh lực đồng thời lại phát huy được tối đa ưu thế về phương diện cơ động hóa và hỏa lực.” (“Ủy viên trưởng Tưởng Giới Thạch chỉ thị Tổng tham mưu trưởng Ủy ban quân sự bí mật tu chỉnh sắp xếp lộ trình chiến đấu”, ngày 3 tháng 8 năm 1937)

Dùng “không gian” đổi lấy “thời gian”

Vào ngày 13 tháng 8, “chiến dịch Tùng Hỗ” đã bùng nổ tại Thượng Hải, Quốc quân hứng chịu sự tấn công từ hai thế lực đối địch. Tưởng Giới Thạch tương kế tựu kế, quyết định mở rộng chiến sự ở Thượng Hải để kéo lực lượng chính của abcxyz Nhật Bản xuôi về phía nam, khiến chủ lực quân Nhật phải bẻ hướng tấn công “từ Bắc xuống Nam chuyển đổi thành từ Đông sang Tây. Chúng tôi đành quay lưng về phía căn cứ địa của mình, vừa đánh vừa lui,…… làm như vậy mới có thể khởi tác dụng của việc dùng không gian để đổi lấy thời gian” (Tưởng Vĩ Quốc, bộ phim tài liệu “Một tấc giang sơn –  Một sợi huyết mạch”).

Nhật Bản không hề có ý định sử dụng binh lực với quy mô lớn ở Hoa Nam. Bộ tổng tham mưu quân sự Nhật Bản sau biến cố cầu Lư Câu đã vạch ra “Điểm cốt yếu trong việc dàn xếp cục diện vùng Hoa Bắc”, tuyên bố rằng: “Nếu phong trào kháng chiến chống Nhật lan rộng phạm vi ảnh hưởng đến Hoa Bắc, Hoa Nam, thì phải lấy chỉ lệnh ‘không điều động binh lực lục quân’ làm nguyên tắc. Bộ tổng tham mưu quân sự Nhật Bản dùng đường lối “phòng ngự Liên Xô” làm trọng tâm chiến lược, họ quan niệm rằng cát cứ địa phương vùng Hoa Bắc mang đậm màu sắc phe phái ‘độc bá nhất phương’ (độc tài hô vương xưng bá một vùng), Trung Quốc hoàn toàn bất lực, không có khả năng khởi xướng một cuộc chiến tranh trên mọi phương diện.

Ngày 29 tháng 7, bộ tổng tham mưu quân sự Nhật Bản đã lập ra “Kế hoạch tác chiến chống lại Trung Quốc”: “Thứ nhất, huy động quân đồn trú tại Trung Quốc tiến hành tác chiến, nỗ lực đối phó với abcxyz Trung Quốc tại khu vực Bình Tân thông qua việc tăng cường những đòn tấn công nặng nề nhất. Thứ hai, trong trường hợp bất đắc dĩ mới tổ chức chiến đấu tại các vùng phụ cận Thượng Hải và Thanh Đảo.”

Tưởng Giới Thạch bố trí abcxyz hùng hậu, “không tiếc bất cứ cái gì mà hy sinh, giúp cho cuộc chiến đấu trở nên kiên cường bất khuất.” Dưới tình hình chiến sự bất lợi, Tưởng Giới Thạch đích thân đảm nhiệm vai trò trưởng chiến khu 3, trực tiếp chỉ huy trên tiền tuyến. Trong một lần trên đường di chuyển đến Thượng Hải, chuyến tàu của Tưởng Giới Thạch đã bị máy bay Nhật Bản công kích, ông rất may mắn thoát nạn. Phu nhân Tưởng Giới Thạch cũng gặp một chiếc máy bay ném bom và bị thương trong quá trình đi thăm hỏi quân sĩ ở chiến trường Thượng Hải.

Nhật Bản huy động liên kết hợp lực ba lực lượng lục quân – hải quân – không quân, với vũ khí hỏa lực hung mãnh, khiến cho hơn mười vạn binh sĩ Trung Quốc thương vong, đến cuối cùng cũng chiếm đóng được Thượng Hải. Quốc quân rơi vào tình thế bất lợi, ngoan cường chống cự, đã tiêu diệt hơn sáu vạn quân địch cũng như làm hao tổn nhuệ khí của abcxyz Nhật Bản. Chiến dịch Tùng Hỗ đã phá vỡ kế hoạch “Triệt phá chiếm lĩnh Trung Hoa trong 3 tháng” của Nhật Bản, đồng thời dập tắt hoàn toàn mộng tưởng có thể “Uy hiếp Tưởng Giới Thạch cầu hòa” của bọn chúng.

(Còn tiếp…)

  • Xem trọn bộ Thiên cổ anh hùng

Theo Epoch Times
Minh Ngọc biên dịch